Những điều chưa biết về Chùa Tàu (Thiên Vương Cổ Sát) ở Đà Lạt

Cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 5km về phía Đông Bắc Bắc. Chùa Thiên Vương Cổ Sát hay còn gọi với cái tên Chùa Tàu là địa điểm tham quan nổi tiếng với không gian tâm linh nằm biệt lập và tĩnh lặng giữa đồi Rồng.

Khi đến thăm Đà Lạt, Chùa Tàu là địa điểm tham quan không thể bỏ qua. Nơi đây không chỉ là không gian thanh tịnh, chốn gột rửa tâm tư mà còn mang một giá trị về kiến trúc cổ đại. Với quang cảnh thoáng đãng, đây sẽ là nơi mang lại cho du khách những phút giây thư thái, bình an.

Chùa Tàu - Chùa Thiên Vương Cổ Sát ở thành phố Đà Lạt
Chùa Tàu – Chùa Thiên Vương Cổ Sát ở Đà Lạt

Chùa Thiên Vương Cổ Sát hay còn gọi là Chùa Tàu, chùa Phật Trầm  tọa lạc tại số 385 đường Khe Sanh. Cách thành phố Đà Lạt khoảng 5km về phía Đông Bắc. Ngôi Chùa được xây dựng từ năm 1958 do hòa thượng Thọ Dã thuộc hội quán Triều Châu cho xây dựng. Khi đó, chùa chỉ gồm 3 gian lợp mái tôn. Trải qua một thời gian, công trình bị xuống cấp. Đến năm 1989, Ông Lê Văn Cảnh – một Phật tử đã đứng ra tu sửa lại trở nên thoáng đãng và đẹp như bây giờ.

Hướng dẫn đường đi đến chùa Thiên Vương Cổ Sát

Với vị trí không cách quá xa trung tâm thành phố nên bạn có thể dễ dàng di chuyển đến chùa bằng nhiều cách khác nhau. Bạn có thể xuất phát từ đường Trần Hưng Đạo, chạy thẳng đến đường khe sanh. Chạy thẳng đường khe Sanh khoảng 350m là đến chùa.

Chùa Tàu Đà Lạt có gì nổi bật?

Ý nghĩa của những cái tên tại chùa Tàu

Ngôi chùa này có khá nhiều tên. Mỗi tên lại gắn với những ý nghĩa riêng.

Chùa Tàu: Đây là tên gọi như để đánh dấu tích sự tồn tại của một cộng đồng người Hoa đã từng sinh sống và cùng nhau xây dựng lên ngôi chùa. Hiện nay, những lữ tu hành đều sử dụng thành thạo được tiếng Quảng Đông.

Kiến trúc bên trong Chùa Tàu ở tp Đà Lạt
Kiến trúc bên trong Chùa Tàu ở Đà Lạt

Thiên Vương Cổ Sát: Chùa có tên gọi như vậy là do bên trong Từ Bi Bảo Điện thờ Tứ Vị Thiên Vương gồm: Tăng Trưởng Thiên Vương, Trì Quốc Thiên Vương, Quảng Mục Thiên Vương, Đa Văn Thiên Vương.

Chùa Phật Trầm: Tên gọi này lại gắn liền với 3 pho tượng phật tại Quang Minh Bảo Điện. 3 pho tượng này được một vị hòa thượng họ Dã Thỉnh từ Hồng Kông. Mỗi bức nặng hơn 1.500kg và được làm hoàn toàn từ gỗ Trầm.

Nét kiến trúc độc đáo của chùa Tàu

Khác với các công trình chùa chiền trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Chùa Thiên Vương Cổ Sát có dáng dấp của kiến trúc Trung Quốc. Đây cũng chính là nét độc đáo của ngôi chùa. Chùa gồm 3 phần chính bao gồm:

Từ cổng chính bước vào, bạn sẽ đi qua Từ Bi Bảo Điện. Đây là nơi có thờ tượng Phật Di Lặc cao đến 3m. Hai bên là tượng Tứ Đại Thiên Vương với phong thái uy nghi như đang trấn giữ ngôi chùa khiến bầu không khí ngày trở lên linh thiêng, trang nghiêm hơn. Du khách có thể thắp hương và cầu nguyện trước các ban thờ phật.

Thắp hương trước bàn thờ Phật ở Chùa Tàu- tp Đà Lạt
Thắp hương trước bàn thờ Phật ở Chùa Tàu – Đà Lạt

Chùa có quy mô khá lớn

Tiếp tục sải bước đi trên lối đi lát đá, bạn sẽ đến với Quang Minh Bảo Điện – Đây là công trình chính của ngôi chùa. Điểm độc đáo của chùa Quang Minh là chính diện chùa có hình tứ giác, cao 2 tầng. Kích thước chiều rộng, chiều cao đều là 12m. Bên trong Chùa thờ các vị Tây Phương Tam thánh bao gồm: Phật A Di Đà, Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát. Mỗi pho tượng đều nặng hơn 1.500kg được thỉnh từ bên Hồng Kông. Từ xa, bạn có thể thấy trên nóc điện là 2 chú rồng đối diện nhau, một nét đặc trưng tại đình chùa của người Việt.

Tượng Phật Thích Ca ở Chùa Tàu ở Đà Lạt
Tượng Phật Thích Ca ở Chùa Tàu

Qua Quang Minh Bảo điện sẽ đến công trình cuối cùng- nơi thờ pho tượng Phật Thích Ca ngự trên đài sen đang bung nở cao trên 10m. Phía sau là 9 chú Rồng trong các tư thế khác nhau, oai nghiêm, bề thế.

Quang cảnh nơi đây rất thoáng đãng và yên bình. Ngoài việc chiêm ngưỡng sự độc đáo của kiến trúc nơi đây, bạn có thể thả hồn vào những đóa hoa ngát hương trong khuôn viên chùa.

Không gian bên trong Chùa Tàu ở tp Đà Lạt
Không gian bên trong Chùa Tàu ở Đà Lạt

Sự kỳ diệu tại chùa Thiên Vương Cổ Sát

Có lẽ chùa Tàu không chỉ nổi tiếng với kiến trúc đẹp mà còn thu hút bởi chiếc bàn xoay ở chùa Tàu kỳ diệu. Chiếc bàn này nhìn bề ngoài thì không có gì đặc biệt, chỉ như những chiếc bàn ăn ngày xưa. Tuy nhiên, chỉ cần đặt bàn tay trên bàn, sau đó nhắm mắt lại và suy nghĩ bạn sẽ cảm nhận thấy chiếc bàn như đang xoay theo chiều mình suy nghĩ. Sự kỳ diệu này đến nay vẫn chưa có lời giải thích nào hợp lý và cũng điểm thu hút sự tò mò của nhiều du khách đến thăm ngôi chùa.

Bàn xoay kỳ lạ ở Chùa Tàu Đà Lạt
Bàn xoay kỳ lạ ở Chùa Tàu

Những lưu ý khi tham quan chùa Tàu

  • Khi đến thăm chùa, các bạn nên nhớ ăn mặc kín đáo, nhã nhặn bởi đây là chốn linh thiêng.
  • Không được xả rác bừa bãi ra khuôn viên chùa.
  • Không tự ý động chạm vào những vật trong điện thờ.
  • Không gây mất trật tự.
Lối vào của Chùa Tàu- tp Đà Lạt
Lối vào của Chùa Tàu-Đà Lạt

Nếu bạn đến Đà Lạt thì hãy thử một lần đến thăm chùa Thiên Vương Cổ Sát để cùng tận hưởng không khí thanh tịnh, nghe tiếng chuông mõ, kinh cầu để tâm được an nhiên. Đồng thời trải nghiệm chiếc bàn xoay kỳ diệu liệu có như lời đồn không nhé!


Sau khi xem xong bài viết, các bạn vui lòng nhấn Like hoặc Đăng Ký kênh Youtube để ủng hộ mình nhé. Mình cảm ơn nhiều ạ.